Hạt cà phê có ăn được không?

Hạt cà phê liệu có ăn được không?
Hạt cà phê liệu có ăn được không?

Có lẽ bạn đang vội vã ra ngoài mà không có thời gian để pha một ấm cà phê mới, hoặc bạn vừa được tặng một túi hạt cà phê thơm ngon thượng hạng và không thể chờ đợi để thử một chút. Có thể bạn chỉ đơn giản là tò mò. Bất kể lý do gì, nếu bạn đang tự hỏi về việc hạt cà phê có thể ăn được không, thì bạn đã đến đúng nơi để tìm câu trả lời rồi đó.

Câu trả lời ngắn gọn là có, bạn có thể ăn hạt cà phê – nhưng bài viết này sẽ phân tích kĩ hơn về việc tiêu thụ trực tiếp hạt cà phê trong các hình thức khác nhau.

Quả cà phê là gì?

Có thể bạn không tin nhưng cà phê bắt nguồn từ một loại quả tương tự như quả cherry. Những hạt cà phê mà chúng ta biết và yêu thích chính là phần nhân cứng bên trong của những loại quả kỳ lạ này. 

Quả cà phê
Quả cà phê

Những quả cà phê nhỏ xíu này không có nhiều thịt bao quanh hạt – chỉ có một lớp mỏng xơ và chất keo dính – nhưng nếu bạn lột bỏ lớp thịt này và nếm thử, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ. Hầu hết những gì chúng ta nghĩ đến như hương vị đặc trưng của cà phê chỉ xuất hiện trong quá trình rang, nên những quả cà phê này không có vị gì giống với tách cà phê buổi sáng của bạn. Nhờ lớp bảo vệ thịt dày này mà quả cà phê có vị ngọt tự nhiên. Việc nếm thử nhiều loại cà phê khác nhau sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu về việc tạo ra cà phê và cách để phân biệt các dòng cà phê khác nhau. Chỉ cần thực hành đủ, những người sành cà phê có thể sẽ biết phân biệt các thành phần đặc biệt trong những quả cà phê này – và chính những thành phần này sẽ cho ta biết về những khác biệt của các loại hạt sau khi rang.

Hạt cà phê xanh có thể ăn sống không?

Những thứ được gọi là “hạt cà phê xanh” này không giống như rau xanh. Hạt cà phê xanh đơn giản là thuật ngữ chỉ hạt cà phê đã được tách bỏ phần quả nhưng chưa được rang.

Hạt cà phê xanh - hạt cà phê đã được tách bỏ phần quả nhưng chưa được rang
Hạt cà phê xanh – hạt cà phê đã được tách bỏ phần quả nhưng chưa được rang

Điều thú vị là hạt cà phê ở giai đoạn này cực kỳ bền và có tính đàn hồi cao. Khi được sấy khô đúng cách, những hạt cà phê này có thể được vận chuyển đi khắp thế giới. Điều này có nghĩa là hạt cà phê xanh cũng được coi như một loại hàng hóa, giống như đường hoặc bông vậy. Bản thân những hạt cà phê này không có gì đặc biệt cả, và hương vị của chúng cũng hầu như không có gì khác biệt. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu khi lỡ cắn vào một trong những hạt nhỏ cứng này. Vị của chúng sẽ hơi chua và có vị giống gỗ. Vì lý do này, việc ăn trực tiếp hạt cà phê xanh chưa bao giờ thực sự phổ biến – nhưng nếu bạn tò mò, chúng tôi khuyên bạn nên thử một vài hạt. Tuy nhiên, cách tốt nhất để thưởng thức hạt cà phê xanh vẫn là ủ một ấm cà phê! 

Hạt cà phê rang có thể ăn được không?

Ở giai đoạn chế biến này, cuối cùng ta cũng nhìn thấy một thứ quen thuộc. Hãy tưởng tượng những thùng chứa đầy hạt cà phê thơm ngon mà bạn có thể mua tại cửa hàng tạp hóa, hoặc những hạt cà phê thượng hạng mà bạn nhìn thấy tại quầy trưng bày ở các quán cà phê – đây chính xác là những gì chúng ta đang nói đến. Mặc dù việc ăn những hạt rang này không phổ biến, nhưng thật ra có một vài lý do mà bạn có thể làm điều đó. Ví dụ, những người rang cà phê thường xuyên nếm thử hạt đã rang để theo dõi quá trình rang, và những người pha chế tại nhà tò mò cũng có thể nếm thử hạt cà phê của họ trước khi pha. Quá trình rang cà phê giúp đánh thức tất cả các hương vị và mùi thơm có trong hạt. Hạt cà phê rang có vị dễ chịu, khi đó bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi nhẹ giữa các hạt. Tóm lại, những hạt cà phê này có thể ăn sống – nhưng hãy cẩn thận đừng ăn quá nhiều để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sau.

Tác động của việc ăn hạt cà phê đến sức khỏe

Caffeine

Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng về việc ăn trực tiếp hạt cà phê. Mối quan ngại lớn nhất có lẽ là lượng caffeine nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, một tách cà phê pha thông thường chứa lượng caffeine gấp khoảng 16 lần một hạt cà phê. Điều này có nghĩa là bạn phải ăn khoảng 66 hạt cà phê mới đạt đến gần giới hạn tối đa caffeine tiêu thụ hàng ngày theo khuyến cáo của bác sĩ. 66 hạt có vẻ không nhiều, nhưng khả năng bạn ăn đến con số đó là rất khó xảy ra. Mặc dù vậy, nếu bạn lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều caffeine trong ngày, thì bạn nên theo dõi và kiểm soát lượng caffeine hàng ngày của mình từ việc ăn hạt cà phê và từ các nguồn khác (vì caffeine không chỉ có trong mỗi cà phê).

Trào ngược axit

Ngoài caffeine, còn có một yếu tố quan trọng khác mà bạn cần lưu ý khi tiêu thụ hạt cà phê. Nhiều người mắc chứng trào ngược axit (còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc GERD). Đây là bệnh lý khiến axit trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và gây ra cảm giác nóng rát. Cũng giống như việc một tách cà phê thông thường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, thì việc ăn hạt cà phê cũng vậy. Tuy nhiên, ngoài 2 vấn đề đã nêu trên, thì việc tiêu thụ hạt cà phê hầu như không có gì đáng lo ngại.

Bã cà phê có ăn được không?

Nếu như bạn đang thắc mắc về việc ăn bã cà phê thì giống như các hình thức khác của cà phê đã được liệt kê ở trên, bạn cũng có thể tiêu thụ bã cà phê. Một cách phổ biến để ăn bã cà phê là dưới dạng bột espresso, được xay mịn và sấy khô. Bột espresso thường được sử dụng trong bánh nướng hoặc như một lớp phủ cho các món tráng miệng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn nên tránh ăn trực tiếp bã cà phê xay thông thường. Không giống như bột espresso và hạt cà phê rang, bã cà phê sẽ rất khó nhai và khó nuốt. Nếu bạn có ý định “cố nuốt” một ít bã cà phê (có lẽ chỉ vì tò mò), thì bạn đừng lo lắng – chúng không gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe nếu chỉ ăn một lượng vừa phải.

Bạn có thể tham khảo các cách để tái chế bã cà phê qua bài viết sau của Bác Trư nhé: 5 cách tái chế bã cà phê phin.

Nguồn: Ollie Jones.

Bạn có thể đặt mua các sản phẩm cà phê của Bác Trư tại:

Liên hệ Bác Trư Coffee để nhận những thông tin và ưu đãi sớm nhất bạn nha!

 

Post Tags :

đăng kí

Đăng kí để nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi