Lịch sử cà phê Châu Phi (Phần 2): Cameroon & Congo

Lịch sử cà phê Cameroon

Cà phê Cameroon
Cà phê Cameroon

Cameroon là một quốc gia nằm ở trung tâm Châu Phi, được xem như một bản thu nhỏ của toàn bộ lục địa châu Phi. Nằm ở trung tâm lục địa nên Cameroon sở hữu hệ sinh thái vô cùng đa dạng và khí hậu phân hóa rõ rệt giữa các vùng khác nhau của đất nước. Cà phê Cameroon cũng vô cùng phong phú – các nông trại cà phê dọc đường biển chủ yếu trồng cà phê Robusta, trong khi Arabica là giống chính ở các vùng cao nguyên.

Khởi nguồn cà phê Cameroon

Giống như nhiều quốc gia sản xuất cà phê khác, lịch sử cà phê của Cameroon cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố bên ngoài. Năm 1884, các nhà thực dân Đức nhận ra khí hậu và địa lý của Cameroon rất lý tưởng cho việc trồng cà phê nên họ đã gieo những hạt cà phê đầu tiên và từ đó mở ra một chương mới cho nền nông nghiệp của quốc gia này. 

Năm 1884, thực dân Đức đã gieo trồng những hạt cà phê đầu tiên ở Cameroon
Năm 1884, thực dân Đức đã gieo trồng những hạt cà phê đầu tiên ở Cameroon

Việc trồng cà phê nhanh chóng phát triển mạnh ở Cameroon, đặc biệt khi chúng dần lan rộng đến các vùng phía tây vào cuối những năm 1920. Năm 1928, 200.000 cây cà phê giống được trồng ở thành phố Dschang phía tây dưới sự giám sát của kỹ sư nông nghiệp René Coste. Nhờ kinh nghiệm và nỗ lực của ông, cùng với sự mở rộng diện tích trồng trọt, sản lượng cà phê của Cameroon đã tăng lên đáng kể, đưa đất nước trở thành một trong những nhà sản xuất cà phê hàng đầu trong nhiều thập kỷ. Sản lượng cà phê của Cameroon đạt đỉnh vào năm 1990 khi đất nước này trở thành nhà sản xuất cà phê lớn thứ 12 thế giới. Nhưng không may là sự can thiệp của chính phủ cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm tê liệt ngành công nghiệp cà phê của Cameroon. Kể cả ngày nay, ngành công nghiệp cà phê của Cameroon vẫn chưa hoàn toàn phục hồi và hiện đang ngậm ngùi dừng ở vị trí thứ 21 trong danh sách các “cường quốc” sản xuất cà phê.

Thực trạng sản xuất cà phê hiện nay ở Cameroon

Hiện nay, Cameroon trồng cả 2 loại cà phê Robusta và Arabica, trong đó sản lượng cà phê Robusta xuất khẩu gấp 4 lần cà phê Arabica. Trong khi Bỉ, Pháp và Bồ Đào Nha là những nước xuất khẩu cà phê Robusta chủ yếu, thì Đức lại là thị trường tiêu thụ Arabica lớn nhất, chiếm tới 70% lượng hàng xuất khẩu loại cà phê này. Năm 2014, chính phủ Cameroon đã khởi động một sáng kiến nhằm tái sinh ngành công nghiệp cà phê, với biện pháp cụ thể là tăng gấp đôi thuế xuất khẩu cà phê để huy động nguồn lực tài chính.

Sản lượng cà phê Robusta xuất khẩu ở Cameroon gấp 4 lần cà phê Arabica
Sản lượng cà phê Robusta xuất khẩu ở Cameroon gấp 4 lần cà phê Arabica

Vùng trồng và hương vị cà phê Cameroon

Mặc dù ngành công nghiệp cà phê ở Cameroon gặp nhiều khó khăn trong vài thập kỷ qua, cà phê Cameroon vẫn được săn đón nồng nhiệt bởi những người sành cà phê và những người yêu thích cà phê đặc sản (specialty coffee). Ở Cameroon, cà phê Robusta chiếm ưu thế hơn hẳn và chủ yếu được trồng ở độ cao thấp ở khu vực phía Tây của đất nước. Cà phê Robusta thường được sử dụng làm nền cho các loại cà phê trộn (blends) vì hương vị mạnh mẽ, hơi gắt của nó khi uống riêng sẽ khó uống đối với nhiều người. Cà phê Robusta ở Cameroon mang đến cảm giác mạnh đầy vòm miệng (full-bodied), với hương vị của hạt và đất.

Hạt Arabica cũng được trồng ở Cameroon nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều. Arabica không cứng cáp như Robusta và chỉ phát triển mạnh trong điều kiện nhất định. Môi trường lý tưởng để trồng Arabica là đất giàu dinh dưỡng, mưa nhiều và độ cao vừa phải. Ờ Cameroon, có 2 vùng là Bamileke và Bamaoun có đủ điều kiện để trồng cây cà phê Arabica, bao gồm khí hậu, độ cao lớn và đất núi lửa giàu chất dinh dưỡng. Trái ngược hẳn với cà phê Robusta, hạt Arabica có hương vị tinh tế, phức hợp hơn, khiến chúng trở thành loại hạt phổ biến được giới barista ưa chuộng sử dụng để pha chế trong các quán cà phê. Cà phê Arabica của Cameroon mang hương vị trái cây và hoa, cùng độ chua đặc trưng của nhiều loại cà phê châu Phi.

Ở Cameroon, cà phê Robusta chiếm ưu thế hơn hẳn
Ở Cameroon, cà phê Robusta chiếm ưu thế hơn hẳn

Viên ngọc quý của cà phê Cameroon – Cà phê Boyo

Viên ngọc quý của cà phê Cameroon đến từ một vùng nhỏ ở tỉnh Tây Bắc gọi là Boyo. Cà phê Boyo thường được trồng theo từng lô nhỏ ở độ cao trên 1.500 mét và trên những vùng đất giàu dinh dưỡng nhất. Nhiều trang trại ở Boyo chỉ chế biến cà phê bằng tay và sản xuất các lô nhỏ với chất lượng cao và giá thành hợp lý. Cà phê trồng ở Boyo được nhiều người đánh giá là đặc biệt và độc đáo hơn so với các loại cà phê khác ở Châu Phi.

Thưởng thức cà phê Cameroon

Nhiều người yêu thích phương pháp pour-over để thưởng thức cà phê châu Phi, đặc biệt là cà phê Arabica của Cameroon, nhất là vùng Boyo. Loại cà phê này rất hợp để pha phin. Robusta hơi khó xử lý vì chủ yếu được dùng trong các loại cà phê trộn, và vì chúng thường được dùng để trộn với các loại cà phê khác nên ít khi được bán riêng. Nhắc đến cà phê Cameroon thì cà phê vùng Boyo là sự lựa chọn hàng đầu được những người yêu cà phê đánh giá cao. Mặc dù giá có hơi cao hơn một chút so với các loại cà phê khác, nhưng hương vị của nó rất đặc biệt và xứng với giá tiền bạn bỏ ra. Cà phê trồng ở vùng cao thường có hương thơm hoa quả rất đặc trưng khi được pha bằng phương pháp pour-over, và với nhiều người thì đây là phương pháp pha chế chuẩn nhất để thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê Cameroon.

Khi nhắc đến các quốc gia sản xuất cà phê, Cameroon lại không nằm trong số đó. So với các quốc gia châu Phi khác như Kenya và Ethiopia, sản lượng cà phê của Cameroon không quá ấn tượng. Tuy nhiên, Cameroon lại gây ấn tượng với giới cà phê nhờ vào các loại hạt cà phê chất lượng cao mà họ sản xuất. 

Lịch sử cà phê Congo

Cà phê Congo
Cà phê Congo

Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia nằm ở Trung Châu Phi, có diện tích lớn thứ hai ở Châu Phi. Congo cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê đặc sản chất lượng cao ở Châu Phi.

Khởi nguồn cà phê Congo

Lịch sử cà phê tại Cộng hòa Dân chủ Congo đầy biến động không kém gì chính đất nước này. Sau khi giành độc lập năm 1964, một loạt nội chiến, chế độ độc tài và đảo chính đã diễn ra liên tục ngay sau đó. Tuy nội chiến kéo dài và sự bùng nổ của đại dịch Ebola đã gây khó khăn cho ngành nông nghiệp bền vững, nhưng người Congo lại rất kiên cường.

Được quốc hữu hóa vào những năm 1970, ngành cà phê Congo từng là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước. Tuy nhiên, từ những năm 1990, sản lượng cà phê giảm sút nghiêm trọng do hậu quả của những biến động chính trị. Đến đầu những năm 2010, sản lượng chỉ còn chưa đến 10% so với thời kỳ đỉnh cao. May mắn thay, một sáng kiến được khởi xướng vào năm 2012 đã thổi một làn gió mới vào ngành cà phê Congo, mở ra triển vọng phục hồi cho ngành công nghiệp này. Ngày nay, rất khó để biết chính xác sản lượng cà phê của Cộng hòa Dân chủ Congo. Việc buôn lậu số lượng lớn sang các nước láng giềng là chuyện thường xảy ra ở quốc gia này. Thường thì những mặt hàng cà phê buôn lậu này không được bán dưới danh nghĩa sản phẩm của Cộng hòa Dân chủ Congo. Do sự không ổn định về nguồn cung, người tiêu dùng khó có thể thưởng thức một tách cà phê Congo “nguyên bản”. Nguồn cung thiếu ổn định cũng khiến các nhà rang xay luôn phải đối mặt với nỗi lo về sự chậm trễ, gián đoạn trong quá trình sản xuất. Mặc dù vậy, sự gia tăng tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp cà phê Congo đã mang lại hy vọng về sự ổn định hơn trong tương lai.

Lịch sử cà phê tại Cộng hòa Dân chủ Congo đầy biến động không kém gì chính đất nước này
Lịch sử cà phê tại Cộng hòa Dân chủ Congo đầy biến động không kém gì chính đất nước này

Các loại hạt cà phê ở Congo

Với độ cao trồng cà phê lên đến 2.000 mét so với mực nước biển, bạn sẽ tìm thấy nhiều giống cà phê khác nhau ở Congo. Robusta là loại hạt chính ở quốc gia này, chủ yếu được trồng ở độ cao thấp hơn, phía Đông Bắc đất nước, nổi bật với hương vị đậm đà và hàm lượng caffeine cao. Trong khi đó, cà phê Arabica lại được tìm thấy ở khu vực Kivu, nơi có độ cao lớn hơn, mang đến hương vị tinh tế hơn.

Hương vị cà phê Congo

Cà phê Congo mang một hương vị độc đáo, là kết quả của sự kết hợp hoàn hảo giữa đất đai màu mỡ, khí hậu đặc trưng và giống cây trồng bản địa. Khu vực Kivu của Congo đã sản xuất ra rất nhiều cà phê với hương vị đa dạng, từ anh đào, mận, cam thảo, dưa lưới, đến hương vị béo ngậy như vani, hạt phỉ và sô cô la.

Cà phê Congo mang hương vị vô cùng độc đáo
Cà phê Congo mang hương vị vô cùng độc đáo

Thưởng thức cà phê Congo

Khi pha cà phê Robusta, hãy thử pha loãng hơn bằng cách tăng lượng nước và giảm lượng cà phê. Bạn có thể điều chỉnh thời gian pha để có ly cà phê đậm đà hoặc nhẹ nhàng hơn. Để thưởng thức cà phê Congo một cách trọn vẹn, phương pháp pour-over là lựa chọn tuyệt vời, giúp bạn kiểm soát quá trình pha và chiết xuất tối đa hương vị. 

Nguồn: Sean Brennan & Kate MacDonnell.

Bạn có thể đặt mua các sản phẩm cà phê của Bác Trư tại:

Liên hệ Bác Trư Coffee để nhận những thông tin và ưu đãi sớm nhất bạn nha!

Post Tags :

đăng kí

Đăng kí để nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi