Sự khác biệt giữa Matcha và Cà phê

Matcha và Cà phê có gì khác biệt - bạn đã biết chưa?
Matcha và Cà phê có gì khác biệt – bạn đã biết chưa?

Trong những năm gần đây, Matcha đã trở thành một thức uống phổ biến trong các quán cà phê trên toàn thế giới. Ngoài việc được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, hàm lượng caffeine trong trà giúp Matcha trở thành một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho Cà phê. Tuy nhiên, nếu so sánh Matcha với Cà phê, thì bạn có biết chúng mang lại những lợi ích khác nhau nào cho sức khỏe không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Nguồn gốc và quy trình sản xuất

Nguồn gốc của Matcha

Matcha là một dạng trà xanh có nguồn gốc từ cây Camellia Sinensis. Không giống như cách pha trà xanh thông thường bằng cách cho lá vào nước nóng và ngâm, Matcha là phương pháp nghiền lá thành bột mịn rồi cho vào nước nóng. Nhiều người hay nhầm Matcha là trà xanh, nhưng thực chất 2 thức uống này hoàn toàn khác nhau. Có nghĩa là “trà bột”, Matcha ban đầu được tiêu thụ chủ yếu bởi người Trung Quốc. Một vị sư Phật giáo tên là Eisai là người đã giới thiệu khái niệm về món đồ uống này sang Nhật Bản sau khi học tại một tu viện Phật giáo ở Trung Quốc vào thế kỷ 12.

Được biết đến nhiều hơn với cái tên “trà đánh” (mang nghĩa bột trà sẽ phải đánh bông lên), Matcha được nhiều tu sĩ ưu tú và võ sĩ samurai của Nhật Bản ưa chuộng. Cho đến ngày nay, Matcha vẫn là một phần của văn hóa trà Nhật Bản và thường được kết hợp với nghi thức thiền định. Trải nghiệm uống trà theo nghi thức này vẫn được gọi là “Trà đạo” cho đến ngày nay. Cùng với sự phát triển của du lịch, Matcha đã lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, và trở thành thức uống phổ biển được nhiều người ưa chuộng.

Nhiều người hay nhầm Matcha là trà xanh, nhưng thực chất 2 thức uống này hoàn toàn khác nhau.
Nhiều người hay nhầm Matcha là trà xanh, nhưng thực chất 2 thức uống này hoàn toàn khác nhau.

Quy trình sản xuất Matcha: Tinh hoa từ những lá trà xanh

Matcha có nguồn gốc từ cây trà xanh (Camellia Sinensis), được làm từ những lá trà thường được dùng để sản xuất trà xanh thông thường. Tuy cây trà được trồng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka, Đài Loan, Bangladesh, New Zealand và Hoa Kỳ, phần lớn trà xanh và Matcha lại đến từ Trung Quốc. Cây trà xanh phát triển tốt ở vùng khí hậu mát mẻ, nhiều mưa. Chúng cũng được trồng ở những khu vực râm mát để tăng lượng chlorophyll trong lá, giúp cải thiện màu sắc và tăng cường chất dinh dưỡng. Quy trình sản xuất Matcha rất phức tạp. Thời gian thu hái lá trà rất ngắn, chỉ diễn ra vào đầu mùa xuân. Mỗi nhánh trà chỉ được hái 3 lá non nhất. Hầu hết các công đoạn, bao gồm cả hái lá, đều được thực hiện bằng tay. Sau khi hái, cuống và gân lá được loại bỏ. Lá trà được đem hấp chín rồi nghiền thành bột mịn. Quá trình nghiền diễn ra trong bóng tối để giúp bảo vệ các chất dinh dưỡng. Mặc dù Trung Quốc sản xuất nhiều lá trà xanh nhất, nhưng Matcha chất lượng cao thường đến từ Nhật Bản.

Phần lớn trà xanh và Matcha lại đến từ Trung Quốc
Phần lớn trà xanh và Matcha lại đến từ Trung Quốc

Nguồn gốc của Cà phê

Cà phê có nguồn gốc từ loài cây thường xanh vùng nhiệt đới có tên là Coffea. Những hạt rang xay mà chúng ta dùng để pha cà phê thực chất là hạt được lấy từ quả của cây Coffea. Mặc dù không có ghi chép chính xác về thời điểm xuất hiện của cà phê, nhưng thật may là các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số manh mối đáng chú ý. Người ta cho rằng cây Coffea có nguồn gốc từ những khu rừng trên cao nguyên Ethiopia có tuổi đời hàng thế kỷ. Cũng từ đó, vào thế kỷ 15 và 16, cây Coffea được mang đến khu vực Trung Đông – Bán đảo Ả Rập. Được biết đến với cái tên “Rượu vang Ả Rập”, hàng ngàn du khách đến thành phố Mecca không chỉ được thử thức uống lạ lùng này mà còn có thể mang nó về nhà sau chuyến du lịch của mình. Cà phê chính thức du nhập vào châu Âu vào thế kỷ 17, mặc dù ban đầu nó không được đón nhận tích cực. Phải mãi cho đến khi được Giáo hoàng chấp thuận vào năm 1615, cà phê mới thoát khỏi định kiến “thứ thức uống của quỷ”. Nhiều nhà thám hiểm đã mang cà phê đến Hoa Kỳ vào giữa những năm 1600, và sự kiện mang tên “Tiệc trà Boston” năm 1773 đã chính thức biến cà phê thành thức uống yêu thích của quốc gia này. Cũng trong khoảng thời gian đó, cà phê đã tìm thấy ngôi nhà của mình ở Trung và Nam Mỹ, nơi nó trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của nhiều quốc gia. 

Cà phê có nguồn gốc từ loài cây thường xanh vùng nhiệt đới có tên là Coffea
Cà phê có nguồn gốc từ loài cây thường xanh vùng nhiệt đới có tên là Coffea

Quy trình sản xuất cà phê: Hành trình từ quả đến tách cà phê thơm ngon

Cây cà phê phát triển tốt ở vùng đất cao, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nên chúng chủ yếu được trồng gần đường xích đạo hoặc “vành đai cà phê”. Hiện nay, các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu là Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia, trong đó Brazil là nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất. Là một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới, có hàng chục quốc gia ở Châu Á, Châu Phi, Nam và Bắc Mỹ (trừ Canada) cũng trồng cây cà phê.

Với quy trình sản xuất cà phê, đầu tiên, quả cà phê sẽ được hái từ cây. Sau đó, hạt cà phê sẽ được tách ra khỏi lớp vỏ bên ngoài bằng phương pháp loại bỏ phần thịt quả. Quá trình này được thực hiện theo một trong ba cách: phương pháp khô, phương pháp ướt và phương pháp mật ong. Phương pháp khô là phương pháp phổ biến nhất, được thực hiện bằng cách trải mỏng quả cà phê để phơi nắng cho khô. Phương pháp ướt sử dụng máy tách thịt loại bỏ hầu hết phần thịt quả. Hạt cà phê sau đó sẽ được ngâm trong nước để lên men và loại bỏ phần thịt quả còn sót lại. Phương pháp mật ong cũng sử dụng máy tách thịt, nhưng với phương pháp này, người ta sẽ giữ lại nhiều thịt quả hơn trước khi đem phơi khô. Sau khi tách hạt ra khỏi quả, chúng sẽ được sấy khô. Quá trình này có thể được thực hiện bằng ánh nắng mặt trời hoặc bằng máy móc, nhưng phương pháp phổ biến nhất vẫn là phơi nắng tự nhiên. Cuối cùng, cà phê sẽ được đóng gói dưới dạng hạt cà phê nguyên chất hoặc xay sẵn ra thành bột để bán ra thị trường. 

Cà phê chủ yếu được trồng gần đường xích đạo hoặc "vành đai cà phê"
Cà phê chủ yếu được trồng gần đường xích đạo hoặc “vành đai cà phê”

Cách thưởng thức và lợi ích đối với sức khỏe

Cách thưởng thức Matcha

Matcha là một loại trà làm từ lá trà xanh, có dạng bột mịn. Matcha đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi hương vị độc đáo và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Matcha được chia thành hai loại chính: Matcha Ceremonial (dùng trong nghi thức trà đạo) và Matcha Culinary (dùng trong chế biến ẩm thực). Matcha Ceremonial có giá thành cao hơn và thường có hương vị thơm ngon hơn. Matcha Culinary, loại bạn dễ dàng tìm thấy ở hầu hết các quán cà phê và cửa hàng, có mức giá và chất lượng đa dạng. Matcha được pha bằng cách khuấy bột với nước nóng. Lá trà xanh sẽ được nghiền thành bột mịn sử dụng cối xay bằng đá granit hoặc đá. Bột trà sau đó được rây để loại bỏ bất kỳ cục vón nào. Bột trà xanh thường được đánh với nước nóng theo hình zig-zag. Theo truyền thống, người ta sử dụng một dụng cụ đánh bằng tre (chasen) để khuấy từ một đến hai thìa bột matcha với khoảng 60ml nước nóng (gần sôi). Bột Matcha cũng có thể thêm vào sữa để tạo thành Matcha Latte. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng bột Matcha trong sinh tố và các món ăn khác như bánh mì, bánh ngọt, kem, súp và nhiều công thức khác.

Hương vị của Matcha

Matcha về cơ bản là dạng cô đặc của trà xanh, được biết đến với màu xanh tươi và hương vị dịu nhẹ, hơi giống mùi cỏ và rau bina. Nhiều người đánh giá Matcha có vị đắng, cũng có người cho rằng Matcha có vị hơi chát. Chất lượng Matcha càng tốt thì vị chát càng ít. Vị của Matcha đôi khi còn được so sánh với cỏ lúa mì. Một số người cũng cho rằng Matcha có cảm giác béo ngậy và mịn màng trong miệng nhờ lớp bọt tạo ra sau khi khuấy với nước nóng. Nếu để ý kĩ, Matcha cũng mang một chút vị ngọt hòa quyện cùng vị đậm đà vốn có. Màu sắc, hoặc sắc thái, cũng đóng một vai trò quan trọng trong hương vị. Như đã đề cập ở trên, bột Matcha chất lượng tốt hơn sẽ ít có vị giống cỏ hơn. Nếu Matcha có màu vàng hoặc hơi sẫm màu thì càng có khả năng là đó là loại bột chất lượng thấp. Matcha chất lượng cao sẽ có màu xanh lá cây tươi sáng với vị đậm đà, béo ngậy và ngọt hơn.

 

Matcha chất lượng cao thường có màu xanh tươi
Matcha chất lượng cao thường có màu xanh tươi

Lợi ích sức khỏe của Matcha

Chất chống oxy hóa trong Matcha mang lại cho người uống nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm:

  • Giảm huyết áp
  • Giảm cholesterol
  • Chống ung thư
  • Chống lão hóa
  • Tăng cường trao đổi chất
  • Giúp giảm cân
  • Chống bệnh tim mạch
  • Giảm đường huyết

Chất chống oxy hóa trong Matcha là lý do chính đằng sau những lợi ích sức khỏe của nó. Cụ thể, Matcha chứa một loại chất chống oxy hóa gọi là catechins. Matcha có hàm lượng cao chất chống oxy hóa này, và chúng được cho là mang lại rất nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể. Một trong những catechins quan trọng nhất trong Matcha là epigallocatechin gallate (EGCG). Đây là một chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, được cho là có đặc tính chống ung thư bằng cách giảm thiệt hại do các gốc tự do gây ra. EGCG cũng được cho là có tác dụng chống lại bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy mối liên quan giữa chất chống oxy hóa này và sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu năm 2007, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống Matcha hoặc các loại đồ uống khác có chứa EGCG được ghi nhận có mức đường huyết tốt hơn. Chất chống oxy hóa EGCG còn được cho là có nhiều lợi ích khác như giảm huyết áp, cholesterol và tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, nghiên cứu về hợp chất có nguồn gốc từ thực vật này còn khá mới. Mặc dù các nghiên cứu phổ biến được tiến hành cho thấy kết quả tích cực nhưng vẫn còn ít hoặc không có nghiên cứu lâm sàng về hợp chất này.

Một lợi ích khác mà Matcha mang lại là caffeine. Caffeine đã được nghiên cứu rộng rãi về tác dụng của nó đối với cơ thể người và được cho là có liên quan đến việc kiểm soát cân nặng, sự nhanh nhạy trí não, tăng cường hiệu suất thể chất và chống lão hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những tìm hiểu này chỉ mang tính chất tham khảo. Các nghiên cứu về lợi ích của Matcha đối với sức khỏe con người đa phần là nghiên cứu phổ biến chứ không phải nghiên cứu khoa học. 

Cách thưởng thức cà phê

Cà phê là thức uống không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều người. Có vô số quán cà phê, cửa hàng cà phê, thương hiệu và loại cà phê khác nhau, nhưng hai loại hạt cà phê phổ biến nhất hiện nay là hạt Arabica và Robusta. Mặc dù hạt Arabica phổ biến hơn nhiều, nhưng trên thị trường hiện nay rất dễ để bắt gặp các thương hiệu nổi tiếng sử dụng hạt Robusta. Giống như Matcha, chất lượng đa dạng của cà phê cũng có thể dễ dàng ảnh hưởng đến hương vị, mùi thơm và màu sắc. Ngoài ra, cà phê cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cà phê thường được bán dưới dạng nguyên hạt hoặc bột xay sẵn. Hầu hết những người yêu thích cà phê thích dùng hạt nguyên vì hương vị sẽ ngon hơn nếu cà phê được xay ngay trước khi pha. Sau khi dùng máy xay cà phê để xay nhuyễn hạt đến độ mịn như cát, bạn đổ nước nóng qua cà phê và lọc bỏ bã là đã thu được 1 ly cà phê thơm ngon đậm đà rồi!

Đối với một ly Espresso truyền thống, tỷ lệ cà phê với nước là 1:2. Điều này có nghĩa là nếu bạn có 20g cà phê, bạn sẽ thu được khoảng 40g Espresso. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại máy pha và cà phê.

Ngày nay, cà phê được phục vụ theo nhiều cách khác nhau. Các thành phần thường được thêm vào cà phê bên cạnh hạt cà phê và nước bao gồm sữa, kem và chất tạo ngọt; nhiều người cũng thêm chocolate, caramel, vani, và chiết xuất trái cây.

Ngoài shot Espresso truyền thống, còn có Latte, Cappuccino, cà phê đá, v.v. Cà phê cũng được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn và thực phẩm khác, chẳng hạn như kẹo, kem và bánh ngọt như là Tiramisu – món bánh nổi tiếng của Ý.

Hương vị của Cà phê

Vị cà phê cũng có sự phong phú đa dạng tùy thuộc vào nguồn gốc, cách trồng và phương pháp chế biến. Nhìn chung, cà phê có vị đậm đà, hơi đắng nhẹ. Các hương vị khác mà bạn có thể nhận biết được khi uống cà phê gồm hương hoa, trái cây, hạt dẻ, hoặc phảng phất mùi chocolate, caramel và vani. Các biến thể về hương vị của cà phê là vô tận.

Chất lượng cà phê đóng vai trò vô cùng quan trọng đến cảm giác trong miệng, hậu vị và hương thơm. Hạt cà phê chất lượng thấp thường đắng hơn và vị nhạt hơn. Ngược lại, cà phê chất lượng cao lại mang vị đậm mạnh cùng lượng axit hoàn hảo.

Sở thích cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá thế nào là một tách cà phê tuyệt vời. Trong khi một số người thích cà phê đậm, béo, hơi đắng thì những người khác lại thích một tách cà phê nhẹ, ngọt hơn.

Các biến thể về hương vị của cà phê là vô tận
Các biến thể về hương vị của cà phê là vô tận

Lợi ích sức khỏe của cà phê

Cà phê đã được chứng minh là có nhiều lợi ích sức khỏe đối với những người uống điều độ. Giống như nhiều món thức uống khác, cần lưu ý rằng bạn nên uống cà phê một cách vừa phải vì uống quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược đối với sức khỏe.

Cùng điểm qua những lợi ích sức khỏe mà cà phê mang lại nhé:

  • Tăng cường năng lượng
  • Cải thiện hiệu suất thể thao
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ
  • Giúp giảm cân/kiểm soát cân nặng
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan
  • Giúp chống trầm cảm
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Kéo dài tuổi thọ
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Lợi ích sức khỏe của cà phê không chỉ đến từ caffeine mà còn đến từ chất chống oxy hóa. Hạt cà phê chứa đầy các chất chống oxy hóa axit hydrocinnamic và polyphenol. Giống như chất chống oxy hóa trong Matcha, chúng được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng Cà phê được nhiều nghiên cứu lâm sàng kiểm chứng hơn. Các chất chống gốc tự do này được cho là có tác dụng chống lại ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh Parkinson, Alzheimer và trầm cảm.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những phản ứng tích cực giữa cà phê với bệnh gan và tuổi thọ con người. Caffeine trong cà phê có hàm lượng cao hơn Matcha, và cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Giống như Matcha, Caffeine trong cà phê được chứng minh là làm tăng sự tỉnh táo, tăng cường năng lượng, cải thiện các hoạt động thể thao và có đặc tính chống lão hóa.

Tính đến thời điểm hiện tại thì đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của cà phê. Trong khi có một số lợi ích được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng, một số khác lại dựa trên các nghiên cứu phổ biến. 

Caffeine: Matcha vs Cà phê

Một trong những câu hỏi thường gặp khi người ta so sánh Matcha và Caffeine là loại đồ uống nào chứa nhiều Caffeine hơn? Câu trả lời ngắn gọn là cà phê, với lượng Caffeine cao hơn đáng kể so với Matcha.

Tuy nhiên, lượng Caffeine có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn gốc, thương hiệu và nồng độ của từng loại đồ uống. Ví dụ, Matcha có khoảng 70mg Caffeine cho mỗi khẩu phần. Nói chính xác hơn, nó có thể chứa từ 19 đến 44mg caffeine trên mỗi gram.

Mặt khác, cà phê có khoảng 95mg Caffeine trong một tách 230ml. Nếu bạn thường xuyên uống espresso double shot hoặc cà phê pha loãng bằng máy pha nhỏ giọt, thì lượng Caffeine có thể thay đổi.

Ngoài mức độ Caffeine thực tế, Matcha còn được biết đến với tác dụng giúp tỉnh táo, nhẹ nhàng hơn so với cà phê. Những người uống Matcha thường mô tả nó như một cảm giác “tỉnh táo một cách thư giãn”. Người ta cũng nói rằng Matcha không gây ra các tác dụng phụ như run rẩy hoặc mệt mỏi sau đó như khi uống cà phê.

Tác hại

Tác hại của Matcha

Một trong những mối lo ngại phổ biến liên quan đến Matcha là chì. Chì thường được tìm thấy trong trà xanh và vì bạn đang tiêu thụ lá trà nên lo lắng về chì là một vấn đề đáng chú ý. Tuy nhiên, một số cuộc kiểm tra đã được thực hiện và không tìm thấy nồng độ chì đáng kể trong lá Matcha hoặc trà xanh nói chung. Điều này cũng tương tự đối với thuốc trừ sâu.

Mặt khác, một số nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa đồ uống nóng và ung thư thực quản. Đồ nóng từ 60 – 64 độ hoặc rất nóng (trên 65 độ) làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư thực quản biểu mô vảy. Thực chất điều này áp dụng với tất cả các chất lỏng nóng, đó là lí do bạn cần lưu ý phải cẩn thận khi tiêu thụ đồ uống nóng.

Tác hại của Cà phê

Cà phê cũng có những nhược điểm của nó; một vài trong số đó đã được đề cập bao gồm tình trạng run rẩy và ung thư thực quản. Một số tác hại khác bao gồm gây ra lo âu, làm tình trạng cholesterol cao tệ hơn và có khả năng làm người uống mất ngủ.

Ngoài ra, trong khi cà phê kém chất lượng có thể gây độc hại thì việc tiêu thụ quá nhiều cà phê trong thời gian ngắn lại có thể gây chết người. Mặc dù cả hai trường hợp này đều rất hiếm, nhưng bạn cũng nên lưu ý về tần suất uống cà phê và lựa chọn cà phê chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về các đặc tính khác nhau của hai loại đồ uống chứa caffeine này, hãy xem biểu đồ bên dưới. 

So sánh tổng quan về Matcha và Cà phê
So sánh tổng quan về Matcha và Cà phê

Nguồn: Kate MacDonnell.

Bạn có thể đặt mua các sản phẩm cà phê của Bác Trư tại:

Liên hệ Bác Trư Coffee để nhận những thông tin và ưu đãi sớm nhất bạn nha!

Post Tags :

đăng kí

Đăng kí để nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi