Mycotoxins trong cà phê có thực sự gây hại cho bạn?

Mycotoxins (độc tố nấm mốc) có trong cà phê là gì?
Mycotoxins có trong cà phê là gì?

Bất kỳ ai uống cà phê đều biết đến những cuộc tranh luận về việc liệu cà phê là thứ thức uống lành mạnh hay cần tránh. Khi nghiên cứu về chủ đề này, bạn sẽ tìm thấy khá nhiều bài viết về ưu điểm và nhược điểm của việc uống cà phê. Tuy nhiên, trong khi hàm lượng caffeine thường xuyên được đề cập qua các bài viết này, nhiều người yêu cà phê lại chưa nghe nhiều về Mycotoxins (độc tố nấm mốc) trong thức uống yêu thích của họ. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết về độc tố này, và giải đáp thắc mắc về việc liệu rằng nó có thật sự gây hại tới sức khỏe không.

Mặc dù hầu hết các hạt cà phê đều có một lượng độc tố nấm mốc nhất định, nhưng mức độ này thường an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước khi mua hàng, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu chính xác nguồn gốc của hạt cà phê và cách chúng được chế biến để tránh những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn sau này.

Mycotoxins là gì?

Mycotoxins, hay còn gọi là độc tố nấm mốc, là các chất độc hóa học được tạo ra bởi nấm mốc. Chúng có thể gây nguy hiểm cho người và động vật qua đường hô hấp, thẩm thấu qua da hoặc qua việc ăn uống.  Thực tế có rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày có khả năng chứa độc tố nấm mốc. Cà phê, các loại ngũ cốc, các loại hạt, táo và thậm chí cả trái cây sấy khô đều có thể chứa Mycotoxins do điều kiện canh tác và khu vực ẩm ướt nơi các loại cây trồng này được phát triển rất dễ làm ổ cho vi khuẩn nấm mốc.

Ta thường gặp độc tố nấm mốc trong cà phê do điều kiện khí hậu ở các vùng nhiệt đới nơi trồng trọt cà phê. Điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cà phê bao gồm nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, đây cũng chính là môi trường hoàn hảo cho sự xuất hiện của Mycotoxin. Thêm vào đó, ở một số vùng trồng cà phê, do thiếu thốn về tài chính nên quá trình chế biến, lưu trữ cà phê cũng bị hạn chế, dẫn đến việc cà phê không được đảm bảo về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hạt cà phê được chế biến, bảo quản không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh rất dễ làm ổ cho vi khuẩn nấm mốc
Hạt cà phê được chế biến, bảo quản không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh rất dễ làm ổ cho vi khuẩn nấm mốc

Mycotoxins – độc tố nấm mốc có trong cà phê

Mặc dù tồn tại rất nhiều loại độc tố nấm mốc trên thế giới, cà phê có khả năng nhiễm phải hai loại độc tố sau nhất:

Ochratoxin A (OCA): Là một loại Mycotoxin được sản sinh từ các loại vi khuẩn nấm. Sự nhiễm Ochratoxin A thường xảy ra do quá trình lưu trữ cà phê và các thực phẩm khác không đúng cách trong quá trình chế biến.

Aflatoxin B1: Tất cả các loại Aflatoxin đều được tạo ra từ vi khuẩn mốc và có độc tính đối với con người. Đây là lý do tại sao chúng được xếp loại là chất gây ung thư và cực kỳ độc hại. Aflatoxin B1 có mặt trong đất và thực vật, do đó chúng dễ dàng xâm nhập vào hạt cà phê.

Cà phê có khả năng nhiễm 2 độc tố nấm mốc là Ochratoxin A và Aflatoxin B1 nếu như được bảo quản ở nơi ẩm ướt không đảm bảo vệ sinh
Cà phê có khả năng nhiễm 2 độc tố nấm mốc là Ochratoxin A và Aflatoxin B1 nếu như được bảo quản ở nơi ẩm ướt không đảm bảo vệ sinh

Độc tố nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Có hai loại phơi nhiễm Mycotoxins và nấm mốc: cấp tính và mãn tính.

Nhiễm độc cấp tính: Triệu chứng ngộ độc cấp tính do độc tố nấm mốc xuất hiện đột ngột và có thể rất nghiêm trọng. Nguyên nhân nhiễm độc cấp tính chủ yếu là là do tiếp xúc với một lượng lớn Mycotoxins trong một lần.

Nhiễm độc mãn tính: Ngược lại với nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mãn tính xảy ra do tiếp xúc với liều lượng thấp hơn của Mycotoxins trong thời gian dài và được biết là có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Trong thực tế có khá nhiều quốc gia trồng cà phê có quy định lỏng lẻo về an toàn thực phẩm, nên việc cà phê nhiễm độc tố nấm mốc là điều không thể tránh khỏi. Đây là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu kĩ càng về nguồn gốc của hạt cà phê trước khi mua và chỉ mua những cà phê từ những thương hiệu đáng tin cậy.

Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể gặp phải khi tiếp xúc với Mycotoxins

  • Giảm khả năng miễn dịch
  • Tổn thương hệ tiêu hóa
  • Không chuyển hóa được protein
  • Tăng nguy cơ tổn thương phổi

Thông thường, hàm lượng độc tố nấm mốc trong hạt cà phê sẽ nằm ở ngưỡng an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, để tránh những nguy hiểm sức khỏe tiềm ẩn từ Mycotoxins, bạn nên sử dụng cà phê có nguồn gốc rõ ràng, được chế biến và rang xay theo đúng quy trình, và phải đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Nguồn: Melissa Gunter.

Đến với Bác Trư Coffee, tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, và hạt cà phê sau khi rang sẽ được bảo quản ở trong phòng lạnh để tránh làm ổ cho vi khuẩn gây bệnh. Các bạn có thể tham khảo video về quy trình rang cà phê tại nhà máy của Bác Trư TẠI ĐÂY.

Bạn có thể đặt mua các sản phẩm cà phê của Bác Trư tại:

Liên hệ Bác Trư Coffee để nhận những thông tin và ưu đãi sớm nhất bạn nha!

 

Post Tags :

đăng kí

Đăng kí để nhận thông tin mới nhất từ chúng tôi